Hợp tác khai thác và sử dụng không gian vũ trụ cho mục đích hòa bình
24/02/2022
Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ (CNVT) đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2006. Việt Nam đã phóng Vệ tinh Quan sát Trái đất đầu tiên (VNREDSat-1, hợp tác với Pháp) vào tháng 5-2013, chúng ta cũng đang tiến hành xây dựng Trung tâm Vũ trụ quốc gia tại Hòa Lạc nhằm phấn đấu đến năm 2020 có thể tự thiết kế và chế tạo vệ tinh nhỏ... Ðiều đó đòi hỏi phải xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật về CNVT và sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình.

Sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình

Bước sang thế kỷ 21, khoa học và công nghệ vũ trụ (CNVT) thế giới đã có bước phát triển mạnh mẽ. Không ít quốc gia phát triển như Mỹ, Liên Xô (trước đây) và bây giờ là Liên bang Nga, Trung Quốc, Ấn Ðộ... đã phóng tàu vũ trụ và đưa người lên mặt trăng, thám hiểm sao Hỏa, sao Kim. Nhờ hệ thống thông tin từ vệ tinh, ngày nay hàng tỷ người ở các châu lục khác nhau, có thể theo dõi một sự kiện lớn xảy ra ở bất cứ quốc gia nào vào cùng một thời điểm. Vệ tinh cũng góp phần quan sát, chụp ảnh sự biến đổi khí hậu toàn cầu, giúp con người nắm bắt các biến động về tài nguyên và môi trường, giám sát thiên tai... Thực tế cho thấy các nước có nền khoa học và CNVT phát triển đều có hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh về lĩnh vực này. Ðến nay nhiều quốc gia như Mỹ, Pháp, Nga, Hung-ga-ri, Nhật Bản, In-đô-nê-xi-a, Hàn Quốc... đã ban hành luật hoặc nghị định liên quan đến CNVT, sử dụng khoảng không vũ trụ. Ở nước ta, mới có một số ít quy định pháp luật nằm rải rác trong một số văn bản như Luật Viễn thông, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Tần số vô tuyến điện.

Chúng ta chưa có khung pháp luật để điều chỉnh một cách hệ thống và toàn diện các vấn đề pháp lý liên quan hoạt động CNVT, sử dụng khoảng không vũ trụ. Những năm qua, một số thành tựu của khoa học và CNVT đã được triển khai ứng dụng ở nước ta, nhất là trong các lĩnh vực thông tin liên lạc, viễn thám, khí tượng thủy văn. Chúng ta cũng đã xây dựng được chiến lược nghiên cứu và ứng dụng CNVT, hình thành được một số cơ quan, đơn vị chuyên ngành như Viện CNVT, Trung tâm Vệ tinh quốc gia, Ủy ban Vũ trụ Nhà nước... Ðồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế, bước đầu xây dựng hạ tầng kỹ thuật nhằm phát huy vai trò to lớn của CNVT vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng. Tuy nhiên, do các nguyên nhân chủ quan và khách quan, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng CNVT ở nước ta thời gian qua còn không ít hạn chế, chưa tương xứng với nhu cầu của sự nghiệp CNH, HÐH đất nước. Ðiều dễ nhận ra là lĩnh vực khoa học pháp lý về CNVT và sử dụng khoảng không vũ trụ chưa được quan tâm đầu tư thỏa đáng. Từ năm 2006 đến nay, tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng như một số đơn vị khác đã triển khai, thực hiện khá nhiều đề tài, dự án cấp Nhà nước về ứng dụng CNVT, nhưng còn quá ít công trình nghiên cứu trọng điểm trong lĩnh vực quản lý và pháp lý về CNVT và khoảng không vũ trụ. Các hoạt động hợp tác quốc tế, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế, cũng như công tác nghiên cứu, xây dựng pháp luật về CNVT và sử dụng khoảng không vũ trụ chưa được quan tâm đúng mức.

Thúc đẩy thực hiện Thỏa thuận Khung hợp tác nghiên cứu vũ trụ về hòa bình giữa Việt Nam và Ấn Độ

Hội nhập quốc tế đang diễn ra sâu rộng. Nhiều vấn đề đang đặt ra đối với các nước phát triển hình thành các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế và quốc gia để điều chỉnh những hoạt động khai thác khoảng không vũ trụvà đang phát triển như dải tần số, các vị trí quỹ đạo; cũng như vấn đề rác thải vũ trụ, biên giới quốc gia trên không, nguy cơ chạy đua vũ trang trên vũ trụ... Thực tế đó đặt ra yêu cầu . Theo các PGS Nguyễn Bá Diến và Nguyễn Hồng Thao (Khoa Luật, Ðại học Quốc gia Hà Nội): Chúng ta đã xây dựng và ban hành được hệ thống quy phạm pháp luật về các lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, hàng không dân dụng... Vì vậy, đã đến lúc cần xây dựng luật chuyên biệt về ứng dụng CNVT và sử dụng khoảng không vũ trụ.

Là quốc gia đi sau so với nhiều nước trên thế giới về CNVT, với một hoạt động vừa mới mẻ, vừa mang tính quốc tế hóa nhưng gắn liền quyền lợi và chủ quyền quốc gia như công cuộc chinh phục và sử dụng khoảng không vũ trụ, theo các chuyên gia hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các hoạt động này cần đi theo các định hướng cơ bản sau.

Trước hết, pháp luật về vũ trụ của Việt Nam phải phù hợp với luật pháp quốc tế và các nguyên tắc chung trong việc sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình. Pháp luật vũ trụ Việt Nam phải là công cụ sắc bén, làm bệ đỡ củng cố lợi ích quốc gia trong lĩnh vực CNVT; đặt nền móng cho việc hướng tới các mục tiêu và nhiệm vụ của chính sách vũ trụ trước mắt và lâu dài. Ðiều chỉnh pháp luật quốc gia bảo đảm sự phát triển tổng thể cũng như sử dụng một cách có hiệu quả tiềm năng vũ trụ của đất nước nhằm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; củng cố quốc phòng và an ninh lãnh thổ trong mọi hoàn cảnh. Xây dựng khung pháp luật về sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình, không chỉ đáp ứng các đòi hỏi của hoạt động nghiên cứu và ứng dụng CNVT mà còn giúp chúng ta rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và thế giới trong vấn đề sử dụng khoảng không vũ trụ; mặt khác tạo điều kiện để chúng ta thực hiện đầy đủ chủ quyền quốc gia trên "bầu khí quyển" của mình theo các nguyên tắc và tập quán quốc tế hiện đại...

Để triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Thoả thuận khung đã ký kết, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt chủ trương và giao Cục Viễn thám quốc gia là đơn vị đầu mối thành lập Nhóm công tác chung phía Việt Nam, đồng thời ban hành Công văn gửi các Bộ, ngành đề xuất các nội dung/dự án hợp tác với Ấn Độ. Đến nay, đã có 6 Bộ, ngành đề xuất bao gồm các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông; Khoa học và Công nghệ; Quốc phòng; Công an và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Các đề xuất tập trung vào hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng viễn thám cho Việt Nam như phát triển vệ tinh, trạm thu, hạ tầng kỹ thuật phục vụ thử nghiệm thiết bị vệ tinh; đào tạo và chuyển giao công nghệ viễn thám; hợp tác chia sẻ dữ liệu viễn thám phục vụ giám sát tài nguyên và môi trường.

  

Ảnh. Đoàn công tác của Cục làm việc với ISRO

Trên cơ sở các đề xuất của phía Việt Nam, Nhóm công tác chung Việt Nam - Ấn Độ đã tổ chức 03 cuộc họp giữa hai bên và có sự tham gia của Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội để thảo luận, thống nhất các nội dung/dự án hợp tác mà hai bên cùng quan tâm. Hiện tại, hai bên tiếp tục trao đổi các nội dung hợp tác cụ thể, đề xuất các đầu mối liên lạc để xây dựng đề cương dự án và báo cáo Chính phủ hai nước xem xét.

Dự án hợp tác ASEAN - Ấn Độ: “Xây dựng Trạm dò tìm, tiếp nhận dữ liệu và Trung tâm xử lý dữ liệu ảnh vệ tinh” tại tỉnh Bình Dương, Việt Nam là một dự án trong khuôn khổ hợp tác giữa Ấn Độ và ASEAN. Đến thời điểm hiện tại, phía Việt Nam đã hoàn thành thủ tục cấp 04 ha đất để thực hiện dự án tại tỉnh Bình Dương, sẵn sàng triển khai dự án. Phía đối tác Ấn độ đề nghị điều chỉnh thời gian hoàn thành công tác xây dựng dự án vào tháng 11 năm 2023 và bắt đầu vận hành tại thực địa vào tháng 01 năm 2024 (thời gian vận hành và bảo trì là 5 năm).

Nguồn tin: Cục Viễn thám quốc gia

Bản tin liên quan