Khoa học công nghệ
Ngày 11 tháng 11 năm 2023, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tại Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học công nghệ Ứng dụng GIS toàn quốc lần thứ XV, 2023 với chủ đề “Chuyển đổi số trong Quản lý Tài nguyên và Môi trường”. Đọc thêm
Công nghệ viễn thám ngày càng phát triển và được ứng dụng trong nhiều ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể thấy sự rút ngắn về thời gian xuất hiện các công nghệ mới trong lĩnh vực viễn thám, tốc độ thay đổi của công nghệ trong những năm gần đây diễn ra rất nhanh. Xu hướng phát triển của công nghệ viễn thám thế giới trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới sẽ có nhiều đổi mới. Đọc thêm
Việc tính toán phát thải khí nhà kính nói chung, phát thải các-bon nói riêng phục vụ tính toán phát thải khí các bon được khuyến cáo áp dụng công nghệ tiên tiến để xây dựng bộ dữ liệu đầu vào. Công nghệ viễn thám, bao gồm viễn thám vệ tinh và thiết bị bay không người lái, với ưu thế minh bạch, đa thời gian, độ phủ rộng là công nghệ hữu dụng trong hướng đi này. Đọc thêm
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Trung tâm Thông tin và Dữ liệu viễn thám (Cục Viễn thám quốc gia) sáng 26/12, Cục trưởng Cục Viễn thám quốc gia Nguyễn Quốc Khánh biểu dương, đánh giá cao những kết quả đạt được của Trung tâm năm 2022. Đọc thêm
Bên cạnh việc ứng dụng các công nghệ quan trắc, giám sát liên tục các hiện tượng thời tiết nguy hiểm dựa trên mạng lưới quan trắc tự động, hệ thống radar vệ tinh hiện đại, công nghệ dự báo thời tiết dựa trên các mô hình thời tiết số được thực hiện trên hệ thống siêu máy tính đóng vai trò chính trong việc dự báo xu thế, hiện tượng mưa lớn, mưa cực trị. Đây cũng là công việc mà Phòng Dự báo số và viễn thám đã thực hiện và đạt nhiều kết quả nổi bật trong thời qua. Đọc thêm
Ngày 18/5, tại Hà Nội, Cục Viễn thám quốc gia chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo tổng kết hoạt động KH&CN giai đoạn 2011-2021 và định hướng đến năm 2030 của lĩnh vực viễn thám. Đây là hoạt động nhằm kỷ niệm tiến tới kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Bộ TN&MT (2002 – 2022) và chào mừng Ngày KH&CN hàng năm (18/5). Đọc thêm
Khí hậu của Trái Đất đang biến đổi, để hiểu rõ hơn ảnh hưởng của sự biến đổi này đối với hành tinh và con người, các nhà khoa học cần có một tầm nhìn xa. Trong gần 30 năm, nhiều vệ tinh đã được phóng lên vũ trụ với nhiệm vụ theo dõi một trong những dấu hiệu rõ nhất sự ấm lên của Trái Đất - hiện tượng “nước biển dâng”. Với sự kết hợp hỗ trợ giữa Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu, vệ tinh Sentinel-6 Michael Freilich và một vệ tinh song sinh khác đã được phóng lên với sứ mệnh tiếp tục thu thập dữ liệu về hiện tượng nước biển dâng trong 10 năm. Vệ tinh Sentinel-6 Michael Freilich mang tên giám đốc điều hành bộ phận nghiên cứu Trái Đất của NASA (Trung tâm Vũ trụ Hàng không Quốc gia - Hoa Kỳ), người đã góp công lớn trong hiện thực hóa sứ mệnh của vệ tinh này. Đọc thêm
Nhằm thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ (CNVT), đưa CNVT phục vụ thiết thực và có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước, ngày 14/6/2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020” của Việt Nam. Trong Chiến lược, Thủ tướng Chính phủ đã giao Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện HLKHCNVN) chủ trì xây dựng, trình duyệt, tổ chức thực hiện Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia về CNVT (gọi tắt là Chương trình KHCN vũ trụ). Đọc thêm
Những xu hướng và công nghệ mới nhất trong lập bản đồ từ trên không, bao gồm cả hệ thống kết hợp máy ảnh với Lidar là gì? Thị trường thu thập dữ liệu 3D diện rộng trên không đang trải qua một xu hướng đáng chú ý là hướng tới sự kết hợp giữa ánh xạ Lidar và ảnh quang học hàng không. Đọc thêm
Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC) tiền thân là Trung tâm Vệ tinh Quốc gia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) được thành lập vào ngày 16/9/2011 theo Quyết định số 1611/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ như là một đơn vị chủ chốt tập trung vào việc phát triển khoa học và công nghệ vũ trụ và các ứng dụng liên quan. Một trong số các mục tiêu quan trọng của Trung tâm là thực hiện, tiếp nhận, quản lý, và vận hành dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Trung tâm đã xác định tầm nhìn trở thành “Trung tâm Vũ trụ Quốc gia”, và trong 10 năm qua đã từng bước phát triển và hình thành bốn trụ cột chính: Công nghệ Vũ trụ; Ứng dụng Vũ trụ; Khoa học Vũ trụ; Đào tạo và Phổ biến kiến thức Vũ trụ. Sau 10 năm hoạt động, VNSC đã gặt hái được một số thành tựu trên các mặt hoạt động: Đọc thêm
Những thách thức về quy hoạch, quản lý thiên tai và thích ứng an toàn vốn có trong môi trường đô thị phức tạp đòi hỏi các giải pháp sáng tạo. Các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đang phát triển lĩnh vực này, dựa trên công trình tiên tiến bằng cách sử dụng các phương pháp tiếp cận như song sinh số, đồ họa máy tính, phát hiện và đo sóng ánh sáng (LiDAR) để phát triển các mô hình và mô phỏng với mức độ chi tiết, độ chính xác và độ trung thực không thể có trước đây. Cùng với Đại học New South Wales (UNSW), Hiệp hội các ngành khảo sát trên không Châu Âu (EAASI) đã tập hợp bốn chuyên gia từ các viện nghiên cứu trên khắp nước Úc để chia sẻ những hiểu biết sâu sắc và nâng cao kiến thức về tiềm năng của các mô hình đô thị 3D để đưa lĩnh vực này đến một trình độ mới. Đọc thêm
Vào lúc 7 giờ 55 phút 16 giây (giờ Hà Nội) ngày 9/11, tên lửa Epsilon số 5 được điểm hỏa và phóng lên quỹ đạo, mang theo vệ tinh NanoDragon của Việt Nam. Đến 9 giờ 6 phút 54 giây (giờ Hà Nội), vệ tinh NanoDragon tách khỏi tên lửa, bắt đầu làm việc trong không gian. Sự kiện này cho thấy Việt Nam đang tiến dần từng bước làm chủ công nghệ phát triển vệ tinh nhỏ. Đọc thêm
Sáng 2/11, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên đã nghe Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường báo cáo tình hình thực hiện các dự án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Tham dự có đại diện lãnh đạo các Vụ: Kế hoạch - Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Văn phòng Bộ. Đọc thêm
Cục Viễn thám quốc gia vừa nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn, đề xuất giải pháp khai thác sử dụng hiệu quả dữ liệu viễn thám quốc gia”. Đây là cơ sở nghiên cứu quan trọng nhằm đề xuất giải pháp, chính sách khai thác, sử dụng hiệu quả dữ liệu viễn thám quốc gia góp phần thúc đẩy ứng dụng viễn thám trong giám sát tài nguyên và môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian tới. Đọc thêm
Trang sau