Thông tin quốc tế về Khoa học viễn thám
Công ty Quốc phòng và Không gian Airbus sẽ chế tạo vệ tinh Angeo-1 - vệ tinh quan sát Trái đất hiệu suất cao đầu tiên cho Ăng-gô-la, tại CH Pháp. Thỏa thuận này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tăng cường hợp tác giữa hai quốc gia, trong đó Tập đoàn Airbus đóng vai trò là đối tác chiến lược của Ăng-gô-la về lĩnh vực không gian.
Đọc thêm
Theo Tân Hoa Xã, ngày 30-3, Trung Quốc đã phóng tên lửa đẩy Trường Chinh-2D lên quỹ đạo mang theo 4 vệ tinh viễn thám xếp thành chùm hình bánh xe.
Chùm vệ tinh PIESAT-1 được phóng lúc 18 giờ 50 phút giờ Bắc Kinh (17 giờ 50 phút, giờ Việt Nam) từ Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên ở tỉnh Sơn Tây miền Bắc Trung Quốc, và sau đó đi vào quỹ đạo dự kiến.
Đọc thêm
Vệ tinh quan sát nước mặt và địa hình đại dương (SWOT) được phóng lên vũ trụ vào ngày 16 tháng 12 năm 2022[1], là sự hợp tác chung giữa các Cơ quan Hàng không gồm: Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ(NASA), Cơ quan Vũ trụ Pháp (CNES), Cơ quan Vũ trụ Canada (CSA) và Cơ quan Vũ trụ Vương quốc Anh (UKSA). SWOT là một trong 15 nhiệm vụ được liệt kê trong Khảo sát thập kỷ của Hội đồng nghiên cứu quốc gia năm 2007 là nhiệm vụ mà NASA nên thực hiện trong thập kỷ tới. SWOT thực hiện sứ mệnh đo độ cao Radar khẩu độ tổng hợp (SAR) dựa trên dải rộng, tiếp nối các sứ mệnh Jason-1, Jason-2 và Jason-3 bằng công nghệ tiên tiến.
Đọc thêm
Sáng ngày 20/6/2023 tại Hà Nội, Cục Viễn thám quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Chương trình SilvaCarbon thuộc Cục Lâm nghiệp Hoa Kỳ (USFS) tổ chức hội thảo “Lập bản đồ lớp phủ đất bằng hệ thống Phân tích và Theo dõi lớp phủ đất toàn cầu (GLAD) phục vụ kiểm kê khí nhà kính quốc gia”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ hợp tác giữa Cục Viễn thám quốc gia và Chương trình SilvaCarbon về triển khai ứng dụng hệ thống GLAD do Đại học Maryland Hoa Kỳ phát triển để xây dựng bản đồ lớp phủ, biến động lớp phủ và tính toán diện tích các lớp phủ theo hướng dẫn của IPCC phục vụ kiểm kê khí nhà kính quốc gia.
Đọc thêm
Dự án 'Umi-no-Chizu' ('Bản đồ Biển') sẽ sử dụng phép đo trên không để lập bản đồ 90% vùng nước nông ven biển của Nhật Bản (đến độ sâu 20m). Đây là một dự án chung của Hiệp hội Thủy văn Nhật Bản (JHA) và The Nippon Foundation.
Đọc thêm
Một vấn đề quan trọng hiện nay là phải theo dõi sự tan chảy của băng để tránh sự sụp đổ đột ngột của các sông băng dẫn đến các thảm kịch, chẳng hạn như đã xảy ra tại sông băng Marmolada ở Dolomites của Ý vào tháng 7 năm 2022. Bên cạnh đó, băng tan từ các sông băng trên núi là một trong những nguyên nhân lớn nhất đóng góp vào sự gia tăng mực nước biển bên ngoài các tảng băng lớn của Nam Cực và Greenland. Với xu hướng bất lợi này, việc mất đi lượng băng trên sông băng gây nguy hiểm cho hệ thống tưới tiêu, thủy điện, du lịch và nước uống.
Đọc thêm
Airbus đã phát hành một giao diện trực tuyến cho phép khách hàng thao tác trực tiếp với các vệ tinh radar và truy cập vào kho lưu trữ toàn diện về radar trong 15 năm. Cuối tháng 6, người dùng có thể đặt hàng trực tuyến các mô hình độ cao kỹ thuật số từ bộ sản phẩm dữ liệu WorldDEM, được lấy từ dữ liệu radar của Airbus.
Đọc thêm
Thiết bị thứ ba của Airbus cho loạt vệ tinh Sentinel-1 có buổi ra mắt thế giới về một cơ chế phân tách mới giúp tránh các mảnh vỡ không gian. Radar băng tần C của vệ tinh Copernicus Sentinel-1C sẽ được tích hợp và thử nghiệm tại cơ sở Thales Alenia Space ở Rome, Ý. Vệ tinh dự kiến được phóng vào nửa đầu năm 2023.
Đọc thêm
Nghiên cứu mới từ Routescene cho thấy giá trị của dữ liệu đám mây điểm UAV-Lidar đối với hoạt động quản lý rừng. Theo truyền thống, việc thu thập các số liệu và thông tin để quản lý rừng được thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp đo quang trong không khí hoặc bằng cách khảo sát thủ công tại thực địa. Gần đây hơn, Lidar trên không đã được công nhận là một công cụ hữu ích và dữ liệu Lidar có nguồn gốc từ máy bay không người lái hiện đang chứng minh giá trị đáng kể của nó để theo dõi và quản lý tình trạng cũng như giá trị của một khu rừng.
Đọc thêm
NASA Earthdata cung cấp một số cách thức để xem hình ảnh và tạo trực quan hóa dữ liệu, cho dù bạn quan tâm đến thiên tai, bề mặt đất, tài nguyên nước hay đại dương của chúng ta. Nhiều công cụ trong số này cung cấp quyền truy cập vào hình ảnh gần thời gian thực từ một số sứ mệnh quan sát Trái đất của NASA, cho phép phản ứng gần trong thời gian thực đối với các sự kiện tự nhiên và nhân tạo.
Đọc thêm
Sự cộng tác giữa Bluesky International và bộ phận Hexagon’s Geosystems sẽ cung cấp hình ảnh từ trên không cập nhật mới nhất của England, Scotland và xứ Wales trong thư viện trực tuyến lớn nhất về ảnh hàng không cho Châu Âu và Bắc Mỹ.
Rachel Tidmarsh, giám đốc điều hành của Bluesky International nhận xét: “Chúng tôi rất vui mừng được hợp tác với Hexagon trong Chương trình Nội dung HxGN của họ, cho phép người dùng trên khắp thế giới truy cập và chuyển ảnh hàng không Bluesky vào các ứng dụng không gian địa lý của họ.
Đọc thêm
Intermap Technologies đã ký Hiệp định dịch vụ khung mới với Dewberry theo hợp đồng chính về Sản phẩm và Dịch vụ Không gian Địa lý (GPSC4) của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS. Intermap - công ty hàng đầu toàn cầu về phát triển nội dung không gian địa lý và các giải pháp thông minh - đã là nhà thầu phụ trong các hợp đồng USGS GPSC từ năm 2010, thu thập, xử lý và cung cấp dữ liệu độ cao Lidar và IFSAR hỗ trợ Chương trình Độ cao 3D của USGS (3DEP).
Đọc thêm
Với tổng chiều dài 2.789 km, Dự án Đường thu phí xuyên Sumatra là một trong những Dự án Chiến lược Quốc gia của Indonesia và là Dự án đường thu phí dài nhất Đông Nam Á. Để giữ cho dự án đúng tiến độ dự kiến hoàn thành vào năm 2024, UAV-Lidar đã được chọn làm phương pháp thu thập dữ liệu địa hình, kết hợp với mô hình hóa thông tin tòa nhà (BIM), nhằm tối ưu hóa thời gian lập kế hoạch và chi phí. Dự án Đường thu phí xuyên Sumatra sẽ kết nối các thành phố ở phía bắc, nam, đông và tây của Sumatra, hòn đảo đông dân thứ hai của Indonesia. Chính phủ Indonesia đã giao dự án lớn này cho PT Hutama Karya với tư cách là một công ty doanh nghiệp nhà nước. Công ty được giao nhiệm vụ không chỉ xây dựng Đường thu phí xuyên Sumatra mà còn cung cấp tài chính, lập kế hoạch xây dựng và cuối cùng là vận hành nó.
Đọc thêm
Độ chính xác của dữ liệu đường bờ biển ở Indonesia có thể được cải thiện nhiều bằng cách sử dụng công nghệ đo độ sâu Lidar. Trong bài báo này, các tác giả mô tả kỹ thuật khảo sát độ sâu Lidar đã được áp dụng như thế nào đối với một đoạn bờ biển ở eo biển Sunda.
Đọc thêm
Theo lời một nhân viên làm việc tại công ty, nguồn ngân quỹ thu về này sẽ được tiếp tục sử dụng để “mở rộng hoạt động, tái đầu tư vào kinh doanh và marketing, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm cùng việc nghiên cứu các ứng dụng công nghệ vũ trụ mới”.
Đọc thêm
|